Triết học Nhật Bản Thổ_(nguyên_tố_cổ_điển)

Ngũ luân tháp với Địa luân nằm dưới cùng.

Địa là một trong năm yếu tố của triết học Ngũ đại của Nhật Bản, bao gồm Địa (地/ ち Chi?), Thuỷ (水/ すい Sui?), Hoả (火/ か Ka?), Phong (風/ ふう Fū?) và Không (空/ くう Kū?). Nguồn gốc của nó là từ hệ thống Mahābhūta của Phật giáo Ấn Độ và được kết hợp, tinh chế cùng với truyền thống, văn hóa và tôn giáo dân gian bản địa của Nhật Bản.[4]

Địa đại diện cho các vật thể cứng, rắn của Trái đất và cung cấp mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu của con người. Địa chính là nguyên tố nằm ở tầng dưới cùng, với ý nghĩa là tầng nâng đỡ những tầng còn lại. Địa cứng rắn nhưng lại là vật thể vô tri vô giác, là nguyên tố cơ bản nhất nhưng không ẩn chứa quá nhiều năng lượng. Nếu xét trong tương quan cơ thể con người, Địa chính là xương, cơ bắp và các mô, là bộ khung nâng đỡ, đảm bảo cho sự sống được tiếp diễn. Xét về tính cách, Địa đại diện cho sự kiên định, sự ổn định và cả tính ích kỉ của con người.

Địa luân (地輪/ ちりん, Chirin?) được xếp đầu tiên trong Ngũ luân tháp (五輪塔/ ごりんとう Gorintō?), Địa luân có màu đại diện là màu vàng và nằm dưới cùng chân tháp. Người thuộc Địa luân thường sẽ tự tin, thận trọng trong suy nghĩ và hành động, tuy nhiên đôi lúc bảo thủ và cố chấp.[5]